BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi virus thuộc nhóm
Arbovirus có ái tính với tế bào thần kinh, có tên là virút viêm não Nhật Bản. Virút lây truyền qua người nhờ trung gian truyền bệnh là muỗi. Bệnh có thể xảy ra rải rác hoặc có khi phát triển thành dịch. Đây là một căn bệnh nhiễm trùng thần kinh, lan truyền từ súc vật như lợn, chim mang virus lây sang người thông qua các loại côn trùng tiếp xúc với trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex.
Tại Việt Nam, phần lớn bệnh nhân mắc bệnh VNNB là trẻ em trong độ tuổi từ 1 – 15 tuổi.
Tác nhân gây bệnh: Virút viêm não Nhật Bản thuộc họ
Togaviridae trong nhóm B của các
Flavivirus.
Ổ chứa: Ở Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng truyền bệnh:
* Nhóm chim sống trong làng mạc, luỹ tre, cây ăn quả: Chim bông lau, chim rẽ quạt, chim sẻ nhà, liêu điêu, chim khách, chim chích choè.
* Nhóm chim kiếm ăn ngoài đồng, ít vào trong làng: cò, sáo, quạ, cu cu, cu gáy, chim chèo bẻo.
Trong các loại gia súc gần người thì trâu bò, dê, cừu, chó, đều có thể nhiễm virút viêm não Nhật Bản
Lây truyền: virus có thể lây truyền sang người qua muỗi từ các động vật có chứa virus. Thường không lây truyền từ người sang người.
Khả năng gây tổn thương não
Virus có ái tính với tế bào thần kinh trung ương nên sau khi xâm nhập vào máu sẽ gây tổn thương thần kinh trung ương do nhiều cơ chế khác nhau như nhiễm độc tế bào, viêm tắc mạch máu não…. Và để lại di chứng nặng nề.
Biểu hiện lâm sàng
- Sốt.
- Nôn, buồn nôn
- Đau đầu
- Hôn mê các mức độ khác nhau,
- Co giật
- Cứng gáy
Nguyên tắc điều trị
- Phát hiện sớm ca bệnh, điều trị triệu chứng, Phát hiện sớm và xử lý các biến chứng, di chứng.
Điều trị ban đầu:
- Hạ sốt bằng Paracetamon, chườm ấm.
- Bù dung dịch nước, điện giải
- Đánh giá các biểu hiện viêm não
Nguyên tắc phòng bệnh
- Vệ sinh môi trường, đảm bảo môi trường sạch sẽ.
- Sử dụng vắc-xin phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y Tế./.