ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1Lịch sử nghiên cứu
Từ thời Hypocrate bệnh truyền nhiễm đã được người ta biết đến với tên gọi là “bệnh dịch” để nói lên tính chất nặng và phát triển nhanh của bệnh. D.S.Samoilovitra đưa ra Học thuyết về sự lây bệnh từ người bệnh sang người lành vào năm 1974. Tiếp sau là sự phát minh ra kính hiển vi, kính hiển vi điện tử đã giúp tìm ra những vi khuẩn, virus (mầm bệnh) mà các bác học đi đầu là L.Pasteur, R. Koch...
2Khái niệm
2.1Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là sự xâm nhập của một vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký
sinh trùng...) vào cơ thể con người. Nhiễm trùng không phải lúc nào cũng gây bệnh, tuy vậy những người lành mang mầm bệnh vẫn có nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác khi gặp điều kiện thuận lợi.
2.2Bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là những bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người xung quanh trực tiếp hoặc gián tiếp qua trung gian (nước, thức ăn, côn trùng, tay bẩn, đồ dùng…).
2.3Tái nhiễm
Là mắc lại bệnh đó, do nhiễm lại mầm bệnh (mà trước đã mắc) thêm lần nữa.
Ví dụ: Bệnh cúm....
3Những đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
3.1Tính đặc hiệu
Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi bệnh truyền
nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên.
Mầm bệnh được xác định bằng xét nghiệm trực tiếp: cấy bệnh phẩm (máu, phân, đờm, nước tiểu ...) hay thực nghiệm trên súc vật thí nghiệm hoặc gián tiếp bằng cách phát hiện các kháng thể đặc hiệu xuất hiện trong cơ thể như các phương pháp chẩn đoán huyết thanh.
3.2Tính lây truyền
Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh hoặc người mang mầm bệnh sang người lành bằng nhiều đường khác nhau với nguy cơ lây truyền khác nhau tùy từng tác nhân gây bệnh và đường lây truyền. Quá trình lây lan tạo ta những nhóm người bệnh hoặc hang loạt ca bệnh gọi là quá trình hình thành dịch.
3.3Quá trình hình thành dịch:
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành dịch như sau:
+ Nguồn lây: Người, động vật bị bệnh hoặc mang mầm bệnh.
+ Đường lây: Đường lây truyền có vai trò quan trọng với việc hình thành dịch. Tốc độ lây truyền khác nhau giữa các đường lây truyền, tác nhân gây bệnh.
+ Cơ thể cảm thụ: Là cơ thể tiếp nhận mầm bệnh và gây bệnh, khả năng mắc bệnh sau khi tiếp xúc với mầm bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch của cơ thể; Tuổi, giới; Nghề nghiệp; Miễn dịch cộng đồng; Văn hóa, tập quán sinh hoạt; Điều kiện kinh tế, xã hội; Khả năng đáp ứng của xã hội và hệ thống y tế...
3.4Tính chu kỳ
Một số trường hợp tác nhân gây bệnh lưu hành trong cộng đồng và gây bệnh, sau đó nhờ có sự hình thành miễn dịch ở hầu hết các cá thể trong cộng đồng (Miễn dịch cộng đồng) thì số ca bệnh sẽ giảm đi. Sau một thời gian miễn dịch cộng đồng suy giảm thì nguy cơ mắc bệnh lại tang lên và số ca mắc bệnh lại tang lên tạo ra chu kỳ mới của dịch.
Bệnh truyền nhiễm đều phát triển thường trải qua bốn thời kỳ: thời kỳ nung bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát, sau cùng là thời kỳ lui bệnh.
3.5Tính sinh miễn dịch đặc hiệu
Mầm bệnh vào cơ thể, cơ thể có phản ứng miễn dịch và sinh kháng thể đặc hiệu. Thời gian tồn tại và mức độ miễn dịch khác nhau ở từng cơ thể tuỳ theo tác nhân gây bệnh. Có tác nhân gây bệnh tạo miễn dịch mạnh và bền vững, có loại thì tạo miễn dịch yếu và tạm thời.
4Phân loại bệnh truyền nhiễm.
Có nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tuỳ theo mục đích khác nhau. Phân loại bệnh theo đường lây để tiện cách ly, quản lý và phòng bệnh.
4.1Bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá
Mầm bệnh được bài xuất qua phân, chất nôn gây ô nhiễm thức ăn, nguồn nước, bề mặt môi trường từ đó xâm nhập vào đường tiêu hóa từ miệng dạ dày, ruột.
- Yếu tố trung gian truyền bệnh là ruồi, bát đũa, tay bẩn....
- Thường phát sinh và thành dịch vào mùa hè.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản: Vệ sinh ăn uống; Quản lý phân nước rác và diệt ruồi; Tiêm chủng tạo miễn dịch đặc hiệu.
4.2Bệnh lây truyền theo đường hô hấp
Mầm bệnh được phát tán vào môi trường qua dịch tiết đường hô hấp, người khác hít phải không khí có chứa mầm bệnh thì sẽ nhiễm tác nhân gây bệnh. Sau đó lại tiếp tục phát tán mầm bệnh vào môi trường và lây lan cho người khác.
Bệnh thường gặp vào lúc giao mùa, môi trường không khí ẩm ướt, lưu thông không khí kém…..
Biện pháp phòng chống dịch cơ bản: Cách ly bệnh nhân; Vệ sinh mũi họng; đeo khẩu trang; Tiêm vacxin phòng bệnh.
4.3Bệnh lây truyền theo đường máu: Có nhiều phương thức lây truyền:
5.3.1. Do côn trùng trung gian truyền bệnh như: muỗi, bọ chét, mò...
Côn trùng chân đốt thường lưu hành theo mùa trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh.
5.3.2. Do truyền máu và các sản phẩm của máu, dùng chung bơm kim tiêm.
Đây là nhóm bệnh nguy hiểm liên quan nhiều đến công việc của người
thầy thuốc trong các cơ sở ytế như: Viêm gan virus B, nhiễm HIV/AIDS...
4.4Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc
Người nhiễm mầm bệnh qua da và niêm mạc bị tổn thương: bệnh uốn ván , bệnh dại, bệnh do Leptospira...
5Phòng bệnh
5.1Phòng bệnh không đặc hiệu
5.2Phòng bệnh đặc hiệu