Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ em như thế nào?
18
Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong sự phát triển của bé
Giống như người lớn, trẻ em giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể (cau mày, nụ cười), bằng hành động (ôm ấp vuốt ve hoặc đấm), bằng sự im lặng (gay gắt hoặc lạnh lùng), cũng như sử dụng ngôn từ (khó nghe hoặc không tốt).
Có thể nói một cách không quá cường điệu là kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho các bé. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau! Trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Tác dụng của việc giao tiếp tốt khiến người nghe hiểu được rõ ý của bạn muốn truyền đạt, không gây ra sự hiểu lầm. Giao tiếp tốt còn giúp cho bạn có thêm nhiều mối quan hệ cần thiết cho cuộc sống, công việc. Vậy với tầm quan trọng như vậy thì bạn còn ngại gì mà không cho bé học giao tiếp từ nhỏ. Bởi não bộ trẻ nhỏ đang phát triển, nếu bạn cho trẻ học ngay từ nhỏ thì vùng não bộ giao tiếp của trẻ được mở rộng và chắc chắn khi lớn lên việc giao tiếp sẽ thành một vấn đề đơn giản với con của bạn.
Kỹ năng giao tiếp tốt đối với trẻ em bao gồm:
- Gửi một thông điệp rõ ràng
- Đưa ra sự quan tâm đầy đủ của bạn để người gửi tin nhắn
- Quan tâm đến tất cả các cách thức thông điệp đang được gửi
Tuy nhiên, các bạn cần biết rằng trẻ em không phải giao tiếp tốt ngay từ khi mới lọt lòng, chúng cần phải được dạy kỹ năng sống. Vì thế, hãy chú ý rèn luyện cho con trẻ các kỹ năng sau đây:
- Dạy cho trẻ thể hiện mình bằng cách lắng nghe chúng. Lắng nghe cẩn thận và chú ý đến tất cả các cách thức trẻ đang gửi tin nhắn cho bạn.
- Dạy cho con của bạn lắng nghe bằng cách loại bỏ những gì ngoài luồng khi bạn đang nói chuyện với trẻ. Tắt truyền hình, yêu cầu trẻ nhìn vào bạn, hoặc cho trẻ ngồi cùng một phòng với bạn trong khi bạn nói chuyện với trẻ.
- Dạy cho con của bạn kiểm tra những gì trẻ nghĩ rằng trẻ nghe thấy.Yêu cầu trẻ lặp lại những điều đó với bạn theo cách riêng của trẻ, những gì trẻ nghe từ bạn. Nếu trẻ nhận sai thông tin, hãy thử một lần nữa. Nếu trẻ truyền đạt đúng, hãy khen ngợi trẻ vì điều này – “Con lắng nghe thật tốt!”
- Dạy con của bạn phải chú ý đến cách mọi người thể hiện bản thân.Hãy hỏi con của bạn, “khuôn mặt của mẹ có nói lên điều gì với con không?” Hoặc “Làm thế nào để con nghĩ rằng em gái của con đang cảm nhận đúng?”
8 mẹo nhỏ dưới đây giúp cha mẹ hướng dẫn trẻ phát triển tốt các kỹ năng giao tiếp
1. Cúi mình xuống
Khi nói chuyện với các con, đặc biệt là với trẻ mẫu giáo, bố mẹ nên cúi hoặc ngồi xuống để thiết lập một mối quan hệ ánh mắt với con. Làm như vậy cũng giúp trẻ chú ý và có một cách tiếp nhận cha mẹ tích cực. Trẻ sẽ hiểu được thông điệp ý nghĩa rằng “bố mẹ luôn ở đây với con!” từ việc đơn giản này.
2. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc bằng trái tim
Trẻ em ở độ tuổi 3-5 là lúc trẻ bắt đầu hiểu những cảm xúc như sợ hãi, giận dữ, thất vọng… Bởi vậy, ghi nhận những cảm xúc là một phần quan trọng trong việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Hãy biểu lộ những cảm xúc của mình bằng những câu đơn giản để giúp trẻ hiểu.
Ví dụ như: “Mẹ rất vui khi con ăn ngoan!”, "Mẹ không vui khi con không dọn đồ chơi"... Trẻ sẽ ghi nhận những biểu lộ cảm xúc này và sẽ có những điều chỉnh thích hợp khi thể hiện cảm xúc của mình.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ em như thế nào?
3. Sống chậm lại
Các bậc cha mẹ sống quen trong một thế giới bận rộn, mọi giao tiếp đếu diễn ra nhanh chóng, bởi vậy, cha mẹ chú ý hãy sống chậm lại khi về nhà.
Bạn có thể mất nhiều thời gian để tạo cho con một thói quen ngủ hay thói quen ăn,… nhưng chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy "an toàn" hơn vì điều ấy. Bởi khi một đứa bé nhìn thấy quá nhiều việc đang xảy ra với cha mẹ, chúng sẽ cảm thấy mọi thứ thật khó khăn.
4. Cho con sự lựa chọn hạn chế khi đặt câu hỏi
Sự lựa chọn rất quan trọng với trẻ nhỏ, tốt nhất, cha mẹ nên cho con tự lựa chọn, tuy nhiên hãy hạn chế những sự lựa chọn ấy.
Đưa ra các sự lựa chọn cho trẻ là một cách tốt nhất để chúng tham gia vào các việc đơn giản, giúp con tự lập từ những quyết định hàng ngày như: "Con thích chiếc áo màu đỏ hay màu xanh?", "Con thích váy hay quần váy?", "Con thích ăn na hay ăn bưởi?"… Nhưng bạn hãy nhớ là hạn chế các sự lựa chọn để giúp con đưa ra được những quyêt định tốt nhất nhé!
5. Quan tâm con cái đầy đủ
Nếu trẻ không cảm nhận được sự quan tâm của cha me, chúng sẽ cảm thấy rất khó khăn và giảm sút tinh thần. Trẻ không cần cha mẹ phải chú ý 24/7, nhưng chúng cần một vài khoảng thời gian để được cùng cha mẹ nói chuyện, ăn cơm hay cùng xem một bộ phim hay.
6. Chú ý những cử chỉ và các điều con nói
Trẻ cần biết rằng, cha mẹ có lắng nghe những gì chúng nói hay không, hay chỉ là những cái gật đầu, còn tâm trí đang ở chiếc điện thoại, chơi facebook hay bắt Pokemon.
Trẻ nhỏ học cách giao tiếp hiệu quả bằng cách quan sát cách cha mẹ nói chuyện với họ. Bất kỳ cử chỉ hay âm thanh mà cha mẹ sử dụng để kết nối với con trong một cuộc trò chuyện như gật đầu, mỉm cười, lắng nghe… giúp trẻ học cách nói chuyện và biết cách giao tiếp với người khác như thế nào. Ngoài ra, điều này còn giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn.
7. Tránh nói quá nhiều
Dù luôn khuyến khích cha mẹ nói chuyện nhiều hơn với con cái, nhưng cũng không nên nói quá nhiều. Ví như trong bữa ăn, bạn nên để con tập trung vào việc ăn hơn là những câu chuyện dài dòng khiến trẻ bị xao nhãng.
Với trẻ mẫu giáo, truyền thông nên được thực hiện với thời gian vừa đủ và trao đổi chi tiết khi thực sự cần thiết cho trẻ.
8. Hãy là một tấm gương tốt
Cha mẹ là tấm gương cho những cư xử tốt của con. Hãy nói “xin lỗi” và “cảm ơn” với giáo viên, nhân viên siêu thị… để dạy trẻ biết cách nói lời xin lỗi và cảm ơn, cư xử đúng mực với những người khác.
Hơn bất cứ điều gì, trẻ mẫu giáo học mọi thứ qua quan sát và bắt chước theo. Bởi vậy, nếu trẻ có những hành động hay lời nói hư, cha mẹ nên xem lại cách cư xử của mình.
Một số trò chơi mà bạn có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ
- Trò chơi đóng kịch: bạn cho con mình hóa thân vào nhiều nhân vật khác nhau. Từ đó, bé tự hình thành nhiều cách ứng xử thông qua từng nhân vật. Bạn cũng có thể chính là người hướng dẫn cho con, kết hợp với lối tư duy sáng tạo của con thì sẽ rất hiệu quả trong giao tiếp
- Trò chơi nhận biết biểu cảm qua gương mặt: Bậc phụ huynh có thể cũng chơi với con mình, sưu tầm những hình ảnh gương mặt với các biểu cảm khác nhau rồi cho con đoán xem họ đang nghĩ như nào, đang buồn vui hay lo lắng. Điều này giúp con nhận biết được thái độ của người đang giao tiếp với mình để có cách ứng xử cho phù hợp. Trong giao tiếp, việc nắm bắt được tâm lý đối phương là một điều rất cần thiết, thông qua nét mặt ta có thể đoán được một phần những suy nghĩ của họ.
- Trò chơi tập thể: cho con trẻ tham gia các trò chơi tập thể là một cách dạy kỹ năng giao tiếp rất tốt. Vì khi tham gia trò chơi, các con phải giao tiếp với nhau. Và chắc chắn cũng sẽ xảy ra mâu thuận, các con sẽ tự mình giải quyết mâu thuẫn đó bằng thỏa hiệp hay một cách nào đó. Ngoài ra, trò chơi tập thể là một trò đòi hỏi người chơi hiểu tâm lý lẫn nhau, nên các con thông qua hành vi, cử chỉ để đoán xem bạn mình dang nghĩ gì. Việc phối hợp hành động trong khi chơi các con cũng đã gián tiếp nâng cao khả năng giap tiếp của mình.
Kết luận:
Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ là một việc không không hề khó, chỉ cần bạn bỏ thời gian và cùng bé học tập. Vì trẻ nhỏ luôn có xu hướng làm theo vì chúng chưa biết nó là cái gì. Khi ta dạy trẻ điều gì thì chính những hành vi của chúng ta với việc đó sẽ là tấm gương cho trẻ học theo. Vì vậy, khi dạy trẻ kĩ năng giao tiếp bạn cần hết sức chú ý đến chính thái độ giao tiếp của mình với trẻ.