Hướng dẫn phụ huynh cách phòng chống say nắng ở trẻ em
Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp ở một đất nước nhiệt đới gió mùa như nước ta. Đặc biệt, là những ngày qua, khi thời tiết trở nên vô cùng khó chịu, với mức nhiệt độ cao. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu… mà còn có thể gây đột quỵ thậm chí ảnh hưởng không tốt, nếu không xử trí kịp thời, đặc biệt là đối với các trẻ nhỏ
Những dấu hiệu trẻ đang bị say nắng
Nguyên nhân trẻ say nắng thường do cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng của cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ em, trung tâm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự giải nhiệt không tốt, khiến trẻ rất dễ bị say nắng khi cơ thể phải phơi nắng quá lâu. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong. Những dấu hiệu gợi ý sau đây báo hiệu trẻ đang bị say nắng:
Các dấu hiệu cảnh báo:
• Thân nhiệt lên cao (trên 41 độ C);
• Da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi);
• Mạch nhanh, mạnh;
• Đau đầu nhức nhối; chóng mặt;
• Buồn nôn
• Mê sảng; mất ý thức
Sơ cứu đúng cách trẻ bị say nắng
Khi trẻ bị say nắng, cần nhanh chóng tìm phương tiện đưa trẻ đi cấp cứu tại một cơ sở y tế gần nhất để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. Trong khi chờ đợi, phụ huynh phải thật bình tĩnh thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:
– Cần sơ cứu đúng cách trong khi chờ đợi xe cứu thương tới. Đó là:
– Nhanh chóng đưa trẻ vào nơi râm mát, nếu bé đang ở ngoài trời nhiệt độ cao.
– Cởi hết quần áo trẻ giúp trẻ hạ nhiệt và dễ thở
– Dùng khăn đắp nước mát lên người bệnh nhân
– Những vị trí thường có nhiệt độ cao như trán, gáy, ngực, nách, cánh tay, đùi… cần được liên tục làm mát.
Ngoài ra, cần luôn cung cấp kịp thời nước cho cơ thể, và còn cần cả cung cấp cả lượng muối của cơ thể bị mất qua mồ hôi bằng các loại nước như: trái cây, nước khoáng, hoặc nước đã đun sôi để nguội. Cho trẻ uống thật từ từ, từng chút một để tránh làm cho trẻ bị nôn.
Trước khi dùng loại thuốc nào cho trẻ, bố mẹ cũng lưu ý đã hỏi rõ ý kiến bác sĩ và đảm bảo an toàn cho trẻ, không tự ý dùng các biện pháp dùng thuốc hạ nhiệt cho trẻ mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Phòng ngừa hiệu quả chứng say nắng ở trẻ
– Đội mũ rộng vành, mặc quần áo thoáng mát, dễ hút mồ hôi, rộng rãi, sáng màu
– Tránh những nơi nắng gắt, không đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay đứng ở nơi đông người.
– Hạn chế hoạt động thể lực mạnh, tranh thủ tìm chỗ trú ở nơi có bóng râm.
– Uống đủ nước, dùng các loại dịch không gây lợi tiểu, ví dụ nước lọc, tránh các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Khi hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức, trẻ có thể uống 0,5-1 lít nước mát mỗi giờ.