Không chỉ Covid-19, thời gian này còn là "đỉnh" của 4 bệnh truyền nhiễm cần phòng tránh
Bắt đầu từ đầu mùa xuân và kéo dài đến mùa hè sẽ là thời điểm có tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm cao.
Hầu hết các bệnh truyền nhiễm là do các giọt không khí và tiếp xúc trực tiếp. Bất kể nhóm tuổi nào cũng rất dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm, việc phòng ngừa phải được thực hiện để ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng xảy ra.
Ngoại trừ dịch Covid-19 đang hoành hành trên quy mô toàn cầu thì theo các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), có ít nhất 4 bệnh truyền nhiễm được liệt kê sau đây cũng đang bùng phát rộng vào mùa xuân, chúng ta nên chú ý ngăn ngừa cẩn thận.
1.Cúm
Cúm là do vi-rút cúm gây ra và chủ yếu lây truyền trong không khí qua nước mũi, nước bọt và đờm. Nó rất dễ lây và gây bệnh nhanh.
Nhiệt độ của người bị cúm đạt 38 ° C hoặc cao hơn, đi kèm với sổ mũi, ho, đau nhức cơ thể nói chung và đau đầu.
Nếu không điều trị hiệu quả, nguy cơ tử vong có thể xảy ra do suy hô hấp.
Lời khuyên dành cho bạn là luôn luôn lưu thông không khí trong nhà, và mở cửa sổ ít nhất ba lần một ngày trong ít nhất 30 phút mỗi lần.
Không khạc nhổ, chú ý che mũi và miệng bằng khăn hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Sắp xếp hợp lý công việc và thời gian nghỉ ngơi của bạn để đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc và không để cơ thể rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Cố gắng không đến những nơi công cộng đông dân cư và đeo khẩu trang nếu bạn phải đi ra ngoài.
2. Thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus varicella-zoster gây ra. Nó rất dễ lây lan và thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Triệu chứng chính là sốt và nổi mề đay đỏ hoặc mụn rộp trên cơ thể. Lây lan chủ yếu qua tiếp xúc hoặc giọt bắn. Thủy đậu là một bệnh tự giới hạn, có thể cung cấp miễn dịch suốt đời.
Người nhà có trẻ em nên dạy trẻ phát triển thói quen rửa tay thường xuyên, làm tốt việc ngăn ngừa cảm lạnh và giữ ấm trong cuộc sống hàng ngày bằng cách thêm hoặc cởi bớt quần áo linh hoạt theo sự thay đổi của thời tiết.
3. Lao phổi
Bệnh lao chủ yếu lây từ người này sang người khác thông qua hắt hơi, ho hoặc nhỏ giọt bắn. Triệu chứng của người bệnh chủ yếu biểu hiện ở các bất thường xảy ra như có máu trong đờm, sốt với nhiệt độ khá thấp, sụt cân, yếu toàn thân, hay ho và khạc đờm.
Trong trường hợp nghiêm trọng, sẽ có xuất huyết phổi hoặc xuất huyết phức tạp.
Cố gắng đưa con bạn đi tiêm vắc-xin BCG, hình thành thói quen tốt, không nên khạc nhổ bừa bãi vào bất cứ nơi công cộng nào và cố gắng sắp xếp thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường thể lực.
4. Viêm dạ dày ruột cấp tính
Viêm dạ dày ruột cấp tính do nhiễm norovirus thường xảy ra rất nhanh và phát bệnh nhanh, và đặc trưng chủ yếu là chuột rút bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Trẻ em, người bị suy giảm miễn dịch và người già là nhóm nguy cơ cao có thể nhiễm bệnh. Đây là một bệnh tự giới hạn và không cần điều trị bằng thuốc chống vi trùng.
Nếu dấu hiệu buồn nôn và ói mửa xảy ra, chỉ cần chú ý đường tiêu hóa nên được nghỉ ngơi trong hai giờ (không ăn), sau đó có thể uống nước và ăn cháo với nguyên tắc ăn từng ít một, tránh ăn nhiều cùng lúc.
Trong giai đoạn này, bạn không nên ăn những thực phẩm dễ gây đầy hơi, chẳng hạn như sữa, sữa đậu nành hoặc trứng, và chú ý chế độ ăn uống thanh đạm, thực phẩm mềm lỏng, dễ tiêu hóa.
Nếu kèm theo tiêu chảy, cần bổ sung nước hợp lý. Nếu bạn thấy đau bụng dữ dội, tiêu chảy kéo dài, nôn mửa, sốt cao kéo dài và sức khỏe tâm thần kém, bạn nên đi khám kịp thời để các bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý, tránh trì hoãn sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Vào mùa xuân, chúng ta phải ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến như đã nêu ở trên, duy trì, tăng cường phát triển thói quen sống tốt, đảm bảo ăn chín uống sôi cả 3 bữa ăn đều đặn mỗi ngày, khắc phục kịp thời thói quen xấu của người kén ăn và ăn uống thiên lệch. Chú ý tham gia các hoạt động ngoài trời để ngăn chặn sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.