Giúp trẻ vận động phù hợp.
Với trẻ em, chơi thể thao đồng nghĩa với chơi đùa, vận động hoặc những hoạt động cơ thể ngoài trời. Trẻ thường xuyên vận động sẽ sở hữu hệ cơ xương vững chắc, thúc đẩy sự phát triển chiều cao, tăng sức dẻo dai, sức chịu đựng, đồng thời tránh nguy cơ béo phì.
Điều tốt nhất mẹ có thể làm là giới thiệu cho con càng nhiều trò chơi cho bé càng tốt. Nhớ để ý đến độ tuổi của con nữa mẹ nhé! Ở mỗi một độ tuổi khác nhau, bé sẽ phát triển kỹ năng khác nhau. Và nếu chọn đúng loại hình vận động, bé cưng sẽ phát triển đúng hướng và toàn diện nhất.
1/ Trò chơi cho bé sơ sinh: Bắt đầu từ cơ bản
Năm đầu đời là giai đoạn bé cưng bắt đầu học hỏi nhiều kỹ năng vận động mới. Từ hoạt động cơ bản như ngẩng đầu, nâng ngực đến phức tạp như bò, lộn vòng và tập đi. Nắm vững và phát triển những kỹ năng này là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của bé trong tương lai.
- Xây dựng mối liên kết
Dựa vào kỹ năng của con, bạn có thể giúp bé tạo nên sự kết nối với sự vật xung quanh. Chẳng hạn rung chuông để bé quay lại, hoặc khi con lộn vòng, ba mẹ có thể hát, nói chuyện để bé có thêm động lực tiến về phía trước.
- Cho con tự do
Để phát triển kỹ năng, bé cần không gian thoải mái. Thay vì suốt ngày để con ở trong nôi, mẹ nên cho con một khoảng không riêng. Đặt bé nằm sấp và đặt đồ chơi yêu thích của con bên cạnh để bé tập với tay.
Lưu ý nhỏ dành cho mẹ: Thường xuyên dành thời gian cho bé nằm sấp, ngay cả khi bé không thích. Nằm sấp là bước cơ bản để bé phát triển kỹ năng bò. Sau khi trẻ được 1 tháng tuổi, tập cho trẻ làm quen với phương pháp nằm sấp từ 1-2 phút/ lần, thực hành 2-3 lần/ngày. Dần dần, bé có thể nằm sấp từ 10-15 phút/ngày.
- Kỹ năng thăng bằng
Một khi bé cưng có thể ngồi, mẹ nên thử di chuyển bé từ bên này qua bên khác hoặc nâng bé lên xuống một cách nhẹ nhàng để tăng cảm giác về sự thăng bằng của bé.
- Chơi với bé
Dựng một chiếc gối mềm và để bé đá vào gối hoặc dụ bé bò bằng cách để món đồ chơi yêu thích ra xa tầm với của con.
2/ Chọn trò chơi cho bé mầm non: Chơi có mục đích
Tại thời điểm này, cục cưng của mẹ đã có thể chạy, nhảy, đá banh và làm rất nhiều trò khác. Tuy nhiên, bé thường dễ mất tập trung nên những trò chơi ngắn sẽ phù hợp hơn với các bé trong độ tuổi mầm non.
- Bong bóng xà phòng
Khi chạy đuổi theo và bắt bóng xà phòng cũng là lúc bé cưng đang luyện tập khả năng phối hợp tay-mắt, kỹ năng chạy và nhảy của mình.
- Chơi banh
Quả bóng chuyển động sẽ thu hút ánh nhìn của hầu hết trẻ em ở độ tuổi này. Không chỉ tạo niềm vui cho bé, chơi với banh cũng giúp bé hiểu cách banh lăn và chuyển động như thế nào.
- Đi bộ trên giường
Bước từng bước nhỏ trên mặt phẳng không ổn định như nệm là cách tốt nhất để phát triển khả năng giữ thăng bằng của bé. Thử cho bé bắt chước kiềng ba chân bằng cách đặt hai tay lên nệm và nâng một chân lên cao.
- Bắt chước động vật
Mẹ và bé lần lượt giả vờ bắt chước cách di chuyển của những con vật xung quanh. Chẳng hạn như bắt chước cách mèo con bò quanh nhà, cách chim non vỗ cánh hoặc cách nhảy như một chú thỏ.
3/ Trẻ mẫu giáo: Niềm vui vận động
Bé từ 3 tuổi trở lên đã biết mình thích hay không thích chơi gì. Các kỹ năng vận động cơ bản như đi, đứng, bò... cũng không thể làm khó bé. Lúc này, mẹ có thể giới thiệu cho con một số môn thể thao khác nhau để bé cùng chơi với bạn.
Với trẻ em, chơi thể thao đồng nghĩa với chơi đùa, vận động hoặc những hoạt động cơ thể ngoài trời. Trẻ thường xuyên vận động sẽ sở hữu hệ cơ xương vững chắc, thúc đẩy sự phát triển chiều cao, tăng sức dẻo dai, sức chịu đựng, đồng thời tránh nguy cơ béo phì.
Không chỉ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, các hoạt động thể chất như chạy nhảy, leo trèo, ném banh... cũng có thể giúp bé phát triển kỹ năng vận động và khả năng tư duy. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard đăng trên tờ Sức khỏe học đường, trẻ thường xuyên vận động sẽ có điểm số cao hơn, tự tin hơn và ít gặp phải các vấn đề về hành vi, ứng xử.
Có trẻ cực kỳ thích việc tỉ mẩn lắp ráp, xếp tranh, nhưng bé khác lại cảm thấy rượt đuổi theo bóng mới thú vị. Đừng ép bé vào một khuôn khổ vận động nhất định. Điều tốt nhất mẹ có thể làm là giới thiệu cho con càng nhiều trò chơi cho bé càng tốt. Nhớ để ý đến độ tuổi của con nữa mẹ nhé! Ở mỗi một độ tuổi khác nhau, bé sẽ phát triển kỹ năng khác nhau. Và nếu chọn đúng loại hình vận động, bé cưng sẽ phát triển đúng hướng và toàn diện nhất.
1/ Trò chơi cho bé sơ sinh: Bắt đầu từ cơ bản
Năm đầu đời là giai đoạn bé cưng bắt đầu học hỏi nhiều kỹ năng vận động mới. Từ hoạt động cơ bản như ngẩng đầu, nâng ngực đến phức tạp như bò, lộn vòng và tập đi. Nắm vững và phát triển những kỹ năng này là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của bé trong tương lai.
- Xây dựng mối liên kết
Dựa vào kỹ năng của con, bạn có thể giúp bé tạo nên sự kết nối với sự vật xung quanh. Chẳng hạn rung chuông để bé quay lại, hoặc khi con lộn vòng, ba mẹ có thể hát, nói chuyện để bé có thêm động lực tiến về phía trước.
- Cho con tự do
Để phát triển kỹ năng, bé cần không gian thoải mái. Thay vì suốt ngày để con ở trong nôi, mẹ nên cho con một khoảng không riêng. Đặt bé nằm sấp và đặt đồ chơi yêu thích của con bên cạnh để bé tập với tay.
Lưu ý nhỏ dành cho mẹ: Thường xuyên dành thời gian cho bé nằm sấp, ngay cả khi bé không thích. Nằm sấp là bước cơ bản để bé phát triển kỹ năng bò. Sau khi trẻ được 1 tháng tuổi, tập cho trẻ làm quen với phương pháp nằm sấp từ 1-2 phút/ lần, thực hành 2-3 lần/ngày. Dần dần, bé có thể nằm sấp từ 10-15 phút/ngày.
- Kỹ năng thăng bằng
Một khi bé cưng có thể ngồi, mẹ nên thử di chuyển bé từ bên này qua bên khác hoặc nâng bé lên xuống một cách nhẹ nhàng để tăng cảm giác về sự thăng bằng của bé.
- Chơi với bé
Dựng một chiếc gối mềm và để bé đá vào gối hoặc dụ bé bò bằng cách để món đồ chơi yêu thích ra xa tầm với của con.
2/ Chọn trò chơi cho bé mầm non: Chơi có mục đích
Tại thời điểm này, cục cưng của mẹ đã có thể chạy, nhảy, đá banh và làm rất nhiều trò khác. Tuy nhiên, bé thường dễ mất tập trung nên những trò chơi ngắn sẽ phù hợp hơn với các bé trong độ tuổi mầm non.
- Bong bóng xà phòng
Khi chạy đuổi theo và bắt bóng xà phòng cũng là lúc bé cưng đang luyện tập khả năng phối hợp tay-mắt, kỹ năng chạy và nhảy của mình.
- Chơi banh
Quả bóng chuyển động sẽ thu hút ánh nhìn của hầu hết trẻ em ở độ tuổi này. Không chỉ tạo niềm vui cho bé, chơi với banh cũng giúp bé hiểu cách banh lăn và chuyển động như thế nào.
- Đi bộ trên giường
Bước từng bước nhỏ trên mặt phẳng không ổn định như nệm là cách tốt nhất để phát triển khả năng giữ thăng bằng của bé. Thử cho bé bắt chước kiềng ba chân bằng cách đặt hai tay lên nệm và nâng một chân lên cao.
- Bắt chước động vật
Mẹ và bé lần lượt giả vờ bắt chước cách di chuyển của những con vật xung quanh. Chẳng hạn như bắt chước cách mèo con bò quanh nhà, cách chim non vỗ cánh hoặc cách nhảy như một chú thỏ.
3/ Trẻ mẫu giáo: Niềm vui vận động
Bé từ 3 tuổi trở lên đã biết mình thích hay không thích chơi gì. Các kỹ năng vận động cơ bản như đi, đứng, bò... cũng không thể làm khó bé. Lúc này, mẹ có thể giới thiệu- Vượt chướng ngại vật
Nếu nhà có sân vườn rộng rãi, bạn có thể đặt vài ống dài, thanh gỗ hoặc vòng để bé vượt qua. Trò chơi này sẽ thích hợp với nhóm nhỏ từ 5-6 bé và không thể nào thiếu sự cổ vũ nhiệt tình của ba mẹ.
- Bong bóng bay
Cách tâng bóng và bắt bóng sẽ giúp phát triển kỹ năng vận động của tay và tăng cường sự phối hợp giữa mắt và tay. Thử xem bé cưng có thể giữ bóng trên tay bao lâu nhé!
- Ném banh
Đặt một rổ lớn trên sàn, cho bé đứng cách xa một vài bước chân. Đưa bé một trái banh và khuyến khích bé ném banh vào rổ. Cứ mỗi lần banh vào rổ, mẹ lại cho bé lùi thêm 1-2 bước và thử lại.
- Nhảy vòng
Chắc chắn bé sẽ không tự nhảy một mình, do đó mẹ cần bày trò chơi để khuyến khích bé làm việc này. Vẽ vòng tròn trong sân hoặc đặt vòng lên sàn. Sau đó mẹ nói bé thử tưởng tượng chiếc vòng là vũng nước và bé cần phải nhảy qua để không chạm vào "vũng nước" giả này.
- Tham gia các lớp học
Cho bé tham gia các lớp học nhảy, đá banh, bóng rổ hoặc tennis, nhưng nhớ đừng tạo áp lực cho con. Ngoài ra, bạn có thể cho bé đi học bơi. Không bao giờ là quá sớm để trẻ làm quen với nước. Rất nhiều bé chỉ mới 4 tuổi thôi nhưng đã có thể tự mình lướt nước như cá rồi đấy!
- Để bé chạy
Trẻ mẫu giáo cực kỳ thích rượt đuổi. Biết đâu đây lại là cách đơn giản và tuyệt vời nhất để phát triển tiềm năng bóng đá hoặc bóng rổ của con. cho con một số môn thể thao khác nhau để bé cùng chơi với bạn.