Hoạt động Làm quen văn học: Thơ “Cô và mẹ” - Lớp Nhà trẻ D2
Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cung cấp cho trẻ một vốn từ ngữ phong phú, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Vì vậy, khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm văn học, vốn từ ngữ của trẻ phát triển và sống động hơn. Từ đó, trẻ tự hình thành cho mình khả năng diễn đạt vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm. Đối với trẻ mầm non nhất là đối với trẻ 24 - 36 tháng, sự phát triển ngôn ngữ ấy thể hiện qua hoạt động bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt trong tác phẩm. Chính quá trình trẻ được nghe kể diễn cảm truyện, thơ và được trực tiếp tham gia vào hoạt động đọc, kể lại truyện thơ sẽ giúp trẻ tích lũy và phát triển thêm nhiều từ mới. Điều này giúp chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng biểu cảm trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại với trẻ.
Bên cạnh đó, thông qua nội dung những bài thơ, câu chuyện giáo dục trẻ biết kính yêu, lễ phép với ông bà, bố mẹ, cô giáo; Biết chia sẻ, yêu thương bạn bè......
“Buổi sáng bé đến trường
Chạy tới ôm cổ cô
Buổi chiều bé chào cô
Rồi sà vào lòng mẹ.....”
Những câu thơ trên được trích trong bài thơ: “Cô và mẹ” của nhà thơ: Trần Quốc Toàn đã nói lên điều đó.
Một số hình ảnh trong giờ hoạt động của các bé lớp nhà trẻ D2:
Các bé hứng thú vận động theo nhạc bài hát: “Cô và mẹ”
Bé lắng nghe cô đọc thơ diễn cảm
Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp với tranh minh họa
Các bé yêu trả lời câu hỏi của cô
Các bé xem video thơ: “Cô và mẹ”
Bé mạnh dạn, tự tin đọc thơ