Trong các dòng tranh dân gian ở Việt Nam, tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt. Để thể hiện một bức tranh, ngoài bản nét đen chủ đạo, tranh mẫu có bao nhiêu màu thì cần bấy nhiêu bản gỗ khắc in màu tương ứng. Đặc biệt, giấy in là loại giấy dó truyền thống, có quét điệp và màu sử dụng in tranh được chế từ nguồn gốc tự nhiên, như màu vàng của hoa hòe, màu đỏ của hoa hiên, màu trắng từ bột vỏ sò, điệp và màu đen của than lá tre..., tạo ra mỹ cảm dung dị, độc đáo.
Các bạn nhỏ lớp mẫu giáo lớn A1 rất hào hứng tham gia hoạt động tạo hình: Tô màu tranh Đông Hồ. Qua hoạt động này, trẻ được tìm hiểu và làm quen với dòng tranh dân gian Đông Hồ
, củng cố kỹ năng tô màu. Đặc biệt hình thành ở trẻ tình cảm yêu mến và biết quý trọng sức lao động đối với nghề thủ công truyền thống. Với bàn tay khéo léo các “họa sĩ nhí lớp mẫu giáo lớn A1” đã say sưa trang trí, tô màu và hoàn thành sản phẩm theo cách sáng tạo của riêng của mình.
Một số hình ảnh trong hoạt động của lớp mẫu giáo lớn A1: