CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
Cập nhật : 13:13 Thứ sáu, 25/11/2022
Lượt đọc: 252

Tuyên truyền về luật an ninh mạng

Nội dung:
TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT AN NINH MẠNG

TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT AN NINH MẠNG

Ngày 12-6-2018, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật an ninh mạng. Luật gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2019.
Luật an ninh mạng gồm 4 nội dung: Sự cần thiết ban hành luật an ninh mạng; mục đích, ý nghĩa  ban hành luật an ninh mạng; nội dung cơ bản của luật an ninh mạng; Một số quy tắc ứng xử khi sử dụng mạng xã hội.
* Sự cần thiết ban hành luật an ninh mạng thì như chúng ta đã biết với sự phát triển của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Trong thời gian qua chúng ta nói đến nhiều cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, phát triển của Internet thì mang lại những lợi ích rất to lớn chưa từng có cho xã hội loài người cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên bên cạnh đó thì tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, mỗi lo không chỉ vấn đề an ninh quốc gia, vấn đề văn hóa, xã hội mà còn nhiều vấn đề khác liên quan đến sự phát triển của hệ thống mạng. Hiện nay trên thế giới, có gần hai trăm nước ban hành các quy định của pháp luật về an ninh mạng như Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Anh, Đức và những nước phát triển đều có quy định về an ninh mạng, đối với Việt Nam chúng ta thì từ năm 1997 thì Internet mới chính thức vào Việt Nam và từ đó đến nay sự phát triển của Internet đối với người dùng Việt Nam phát triển rất là nhanh, theo thống kê đến tháng 01/2018 thì Việt Nam chúng ta có 64/96 triệu người dùng Internet, chiếm 2/3 dân số sử dụng Internet, mà Việt Nam xếp thứ 7 đối với 58 triệu người sử dụng faecbook, thời gian trung bình mỗi người Việt Nam từ nhỏ đến lớn dành cho việc sử dụng Internet là 2g39’ và tốc độ gia tăng người sử dụng Internet rất là nhanh. Trong cái sự cần thiết ban hành đó là su hướng nhu cầu mua sắm online, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp trong nước và thế giới đã đầu từ vào thị trường mua sắm online và đã đóng góp rất là lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội và dự kiến đến năm 2020 này sẽ có khoảng 30%  tham gia mua sắm online đạt doanh số 350 USD/1 người. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ và những lợi ích rất lớn mà Internet mang lại thì nó còn vẫn tồn tại hạn chế về an ninh mạng, cần phải sớm khắc phục, thứ nhất là về thể chế, mặc dù chúng ta phát triển mạnh mẽ về Internet, về mặt xã hội nhưng mà không có một văn bản quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh an ninh mạng, hiện nay trước khi chúng ta ban hành Luật an ninh mạng, thì ta chỉ có luật an toàn thông tin và một số nghị định về quản lý Internet, trong khi đó gần hai trăm quốc gia trên thế giới thì có 138 quốc gia đã ban hành về Luật an ninh mạng và chế tài xử phạt của mình chưa đủ sức răn đe, mức phạt thấp và quy định thu thập chứng cứ để mà xử lý đối với các hành vi vi phạm trên Internet trên mạng xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về xúc phạm danh dự nhân phẩm uy tín của người khác trên mạng xã hội,  mặc dù đã quy định tuy nhiên chưa giải thích thế nào là danh dự nhân phẩm uy tín của người khác và mức độ xâm phạm như thế thì bị xử lý, thì pháp luật xử phạt mang tính chất cảm tính của cơ quan có thẩm quyền. Thực trạng của cơ quan quản lý nhà nước đối với mạng xã hội chưa chặt chẽ rất nhiều trang web giả mạo trên môi trường Internet, cơ sở hạng tầng công nghệ hầu hết chúng ta phụ thuộc vào nước ngoài cho nên trong trường hợp xảy ra chiến tranh và các vấn đề về sự cố mạng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc điều hành quản lý của đất nước, đến vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, đó là một số cần thiết ban hành Luật an ninh mạng. Hơn nữa về bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ tổ quốc, thì theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định luật trong các trương hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe, chính vì vậy Hiến pháp năm 2013 có một số quy định hạn chế về quyền con người cho nên cần ban hành Luật thì mới đảm bảo Hiến pháp và thông lê quốc tế.
     * Mục đích, ý nghĩa, ban hành Luật an ninh mạng: Là cơ sở pháp lý để đấu tranh và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng, hiên nay đã có 138 quốc đã ban hành luật an ninh mạng không chỉ riêng Nam chúng ta ban hành, cái thứ hai ban hành Luật an ninh mạng là nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong quá trình sử dụng không gian mạng. Luật an ninh mạng không cản trở thông tin người dùng tất cả các cá nhân, tổ chức đều  tự do sử dụng mạng miễn không vi phạm điều cấm và chịu trách nhiệm trước những thông tin đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội, trường hợp nếu vi phạm sẽ bị xử theo quy định của Luât an ninh mạng và các quy định pháp luật có liên quan.
     * Nội dung cơ bản và các điểm nổi bật của Luật an ninh mạng:
Luật An ninh mạng gồm 07 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Chương I (từ điều 1 - điều 9): những quy định chung.
- Chương II (từ điều 10 - điều 15): bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về ANQG.
- Chương III (từ điều 16 - điều 22): phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
- Chương IV (từ điều 23 - điều 29): hoạt động bảo vệ an ninh mạng.
- Chương V (từ điều 30 - điều 35): đảm bảo hoạt động bảo vệ an ninh mạng.
- Chương VI (từ điều 36 - điều 42): trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Chương VII (điều 43): điều khoản thi hành.
Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Luật An ninh mạng. Quy định đầy đủ các biện pháp, hoạt động bảo vệ tương xứng với mức độ quan trọng của hệ thống thông tin này, trong đó nêu ra tiêu chí xác định, lĩnh vực liên quan, quy định các biện pháp như thẩm định an ninh mạng, đánh giá điều kiện, kiểm tra, giám sát an ninh và ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Đối với các hành vi bị nghiêm cấm trên không gian mạng:
Thứ nhất sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước, thì anh chị lưu ý là không chỉ đăng tải, mà hành vi phát tán, lai, chia sẻ mà có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước thì cũng vi phạm pháp luật là Luật an ninh mạng cấm.
Thứ hai đăng tải, phát tan thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động, gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng như kêu gọi vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; Hoặc Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh trật tự và thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự uy tín, nhân phẩm của người khác, thì chúng ta thấy cá nhân tổ chức sử dụng không gian mạng bên cạnh việc giải trí, chia sẻ thông tin, còn có rất nhiều người lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, theo thống kê có đến 47% thông tin mang tính chất vu khống, bịa đặt.
Cái nữa là thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Nghiêm cấm hành vi : Chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet, trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nên Internet, vi phạm quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng; nghiêm cấm hoạt động mại dâm, mua bán người…
Đến ngày 3/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4) được đánh giá là có quy định rõ hơn, mạnh mẽ hơn và phạt nặng hơn so với Nghị định số 174/2013/NĐ-CP trước đây. Nghị định này khi được kết hợp với Luật An ninh mạng đã có hiệu lực hơn một năm được kỳ vọng sẽ "song kiếm hợp bích" chống những hành vi xấu, có hại trên không gian mạng chung của cộng đồng.
Cụ thể Điều 101 của NĐ 15 quy định Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Theo đó, các "thánh chém gió" có thể bị phạt tiền 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân... Phạt tiền 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Không chỉ phải đối mặt với các mức phạt vi phạm hành chính theo các nghị định, người lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây bất an trong dư luận ở mức độ nặng có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự với mức án từ 6 tháng tới 7 năm tù.
Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lưu trữ thông tin cá nhân của người khác thu thập được trên môi trường mạng vượt quá thời gian quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không chấm dứt việc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết thông tin đang được lưu trữ là trái pháp luật;
b) Không chấm dứt việc cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác công cụ tìm kiếm đến các nguồn thông tin số trong trường hợp tự mình phát hiện hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho biết nguồn thông tin số đó là trái pháp luật;
c) Không kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin cá nhân của người khác lưu trữ trên môi trường mạng trong quá trình thu thập, xử lý, sử dụng thông tin khi có yêu cầu của chủ sở hữu thông tin đó;
d) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân chưa được đính chính khi có yêu cầu đính chính của chủ sở hữu thông tin đó;
đ) Cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân khi đã có yêu cầu hủy bỏ của chủ sở hữu thông tin đó.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin;
b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
d) Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số trừ các trường hợp cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;
i) Ngăn chặn trái pháp luật việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng;
k) Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
l) Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
n) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
o) Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;
p) Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng;
q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
r) Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đảm bảo bí mật thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng hoặc tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; dâm ô, đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Che giấu tên, địa chỉ điện tử của mình hoặc giả mạo tên, địa chỉ điện tử của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thư điện tử, tin nhắn.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để tuyên truyền sai trái, không đúng sự thật về chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tuyên truyền, kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, g, h và q khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
- Về quy định bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, tại Điều 33 nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là thông tin về tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án, hình ảnh cá nhân; thông tin về gia đình người chăm sóc trẻ em, tài sản cá nhân; số điện thoại, địa chỉ thư tín cá nhân, địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ thông tin về trường lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em, thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em. Với các thông tin này đều được pháp luật bảo vệ, nhưng với thực trạng hiện nay bố mẹ và giáo viên thường đăng tải các thông tin kết quả học tập của con trên không gian mạng đã tạo điều kiện cho kẻ xấu có điều kiện thu thập thông tin thực hiện hành vi xấu đối với trẻ em. Trách nhiệm của bố mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em phải hướng dẫn an toàn cho con em mình khi tham gia môi trường mạng, trẻ em có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trương mạng, kể cả đối với tất cả chúng ta có trách nhiệm tìm hiểu để trang bị kỹ năng cho mình đồng thời hướng dẫn cho con em mình để sử dụng không gian mạng an toàn, lành mạnh.
Luật đã quy định các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mất mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng xã hội phải có sự đồng ý của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toan thông tin của trẻ em, nếu cung cấp thông tin của trẻ em từ 7 tuổi thì phải có sự đồng ý của trẻ em, ta hạn chế chia sẽ thông tin cá nhân, bí mật của trẻ.
* Quy tắc ứng xử khi sử dụng mạng xã hội.
- Nhận diện thông tin trên mạng xã hội vì trên mạng xã hội là rất nhiều thông tin, chúng ta hãy xem thông tin nào là thông tin chính thống, thông tin đúng, hạn chế tránh được thông tin giả mạo, thông tin không chính thống, thứ nhất ta phải kiểm chứng nguồn tin từ các trang/cổng thông tin điện tử chính thức của cơ quan Đảng, Nhà nước, các báo điện tử,  trang thông tin điện tử tổng hợp mạng xã hội đã được cấp phép (các trang web chính thống có đuôi gov.vn, vn, com.vn…) ta vào đấy kiểm tra kỹ xem có đăng tải các thông tin này hay không; thứ hai là kiểm tra sự đồng nhất giữa tiêu đề và nội dung tránh các bài viết giật tít để câu view, thì thông thường thói quen của chúng ta khi đọc các tin tức trên facebook, trên báo chí thì chúng ta thường đọc các tiêu đề, ví dụ tiều đề rất là giật như: Giết người, hiếp dâm hoặc lừa đảo và các thông tin khác thì chúng ta đọc và vào kiểm tra có sự đồng nhất, có khi hình ảnh một đằng, tiều đề là một nẻo để mà giật tít người dùng; thứ hai phải kiểm tra thời điểm đăng phát thông tin để tránh việc tác giả sử dụng bài viết cũ rồi dán mốc thời gian mới để lôi kéo người đọc hoặc kiểm tra hình ảnh và các clip đăng bài viết xem có đúng cái hình ảnh và clip đấy của nội dung bài viết đấy hay không, hay là copy bài khác, để ta xác định bài viết đó có đúng hay không, kiểm tra thông tin có nghi ngờ thông tin đăng tải không đúng chính xác  thì ta tra cứu thông tin tại các nguồn tìn khác trên môi trường mạng, chúng ta kiểm tra thông tin đó là 1 trang web hay có trang khác có đăng hay không, hay chỉ một trang web đăng thì ta phải cân nhắc một cách chính xác, ngoài ra cần kiểm tra thông nêu đó là thông nóng, giật gân nhưng lại là nguồn tin duy nhất không có nguồn khác đăng, thì chúng ta nên kiểm tra các trang báo điện tử gần giống nhau nhằm mục địch gây hiểu lầm cho các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, trang báo chính thống, ví dụ như trang baomoi.com (trang này là được cơ quan có thẩm quyền cấp phép), còn trang baomoi.me là báo mới Hải ngoại (trang này không được cấp phép). Ngày 3/11/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa cảnh báo: Hiện xuất hiện một số trang web, fanpage và group Facebook giả mạo cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trang này ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của ngành giáo dục. Cụ thể, tính đến ngày 2-11-2022, danh sách trang web, fanpage và group Facebook giả mạo gồm: Trang thông tin điện tử Tạp chí Giáo dục và Pháp luật (lấy tên đơn vị chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo) (https://www.giaoducvaphapluat.com/?m=1).
Các fanpage và group Facebook:
- Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (https://www.facebook.com/B%E1%BB%99-Gi%C3%A1o-D%E1%BB.../)
- Bộ Giáo dục và Đào tạo Wibu 2.0 (https://www.facebook.com/bogddtwibu2.0)
- THÔNG TIN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(https://www.facebook.com/groups/781126542643242/)
- Giáo dục & Đào tạo (https://www.facebook.com/groups/giaoduc/)
- Bộ giáo dục và đào tạo thông chanh yên (https://www.facebook.com/groups/912153902240563/)
- Bộ Giáo dục và Sở đào tạo quốc phòng chính phủ
(https://www.facebook.com/groups/267079151055743/)
- ?NK?BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.?Đảng cộng sản?AHG?
(https://www.facebook.com/groups/2260775060842598/)
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo_TiềnGiang
(https://www.facebook.com/groups/1054598258258500/)
- Khoa học - Công nghệ & MT, Bộ Giáo dục & Đào tạo
(https://www.facebook.com/groups/554428408264633/).
Về nguyên tắc ứng xử khi tham gia mạng xã hội đó là chúng ta phải làm chủ được thời gian tham gia mạng xã hội, theo thống kê cho thấy Việt Nam sử dụng gần 3 giờ cho mạng xã hội, trong khi chúng ta ít tiếp xúc trực tiếp với các thành viên trong gia đình cũng như với bạn bè, như chúng ta đi uống cà phê với nhau thì mỗi người sử dụng điện thoại vào mạng facebook rất ít nói chuyện với nhau, thì chúng ta hãy làm chủ thời gian này để dành thời gian cho công việc và gia đình, bạn bè, hãy sử dụng mạng xã hội để trau dồi kiến thức, kỹ năng, thu thập thông tin, mở rộng các mối quan hệ để cuộc sống của bạn hạnh phúc và thành công hơn.
 
 
 
 
 
 

Chủ quản:ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ:Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại:(043)8724033, Fax: 38724618

Email:ubnd_longbien@hanoi.gov.vn

TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA

Địa chỉ:Số 15 ngách 92/66 Ngõ 66 Đường Ngọc Lâm,Quận Long Biên, TP. Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung:Hiệu Trưởng - Trần Thị Thanh Thủy.
Liên hệ: SĐT0436558448- Fax:| Email: mnsonca@longbien.edu.v