Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng thường xuyên, liên tục trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới về vấn đề khoa học trong tiêm vaccine cho trẻ ở độ tuổi này để vừa đảm bảo tính bảo vệ cho trẻ nhưng quan trọng nhất vẫn là tính an toàn;
Tiếp đến là phải tính đến khả năng chấp nhận của cộng đồng vì vậy Thủ tướng đã giao Bộ Y tế đánh giá, điều tra xã hội học trong tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức của người dân với tiêm vaccine cho trẻ em vì với đối tượng này khi tiêm sẽ khó khăn hơn người lớn.
Bên cạnh đó, phải đảm bảo nguồn vaccine tiêm cho trẻ em. Hiện Bộ Y tế đã làm việc với các hãng sản xuất, cung ứng và hướng đến là vaccine Pfizer liều tiêm cho trẻ em.
"Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Chúng ta không thể nóng vội, mà phải đi từng bước chắc chắn, đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Việt Nam đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ tháng 11/2021, vaccine tiêm là Pfizer. Công tác tiêm chủng cho trẻ chủ yếu được triển khai tại các nhà trường.
Đến nay các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 14.131.455 liều, trong đó có 8.021.461 mũi 1 và 6.109.994 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 89,9% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 68,5% dân số từ 12 -17 tuổi.
33 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Về tổng số liều vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, đến chiều ngày 13/1, cả nước đã tiêm 164.482.313 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.458.908 liều, tiêm mũi 2 là 71.707.029 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 14.316.376 liều.