Hãy chung tay hành động chống rác thải nhựa
vì một Việt Nam xanh.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa đang rất nghiêm trọng và đáng lo ngại. Tác hại của nhựa và túi nilon ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người là rất lớn và ngày càng gia tăng nếu không có sự vào cuộc ngăn chặn ngay từ bây giờ.Ðể từng bước hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra, bên cạnh việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật, thì công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng cần được tổ chức thường xuyên, liên tục. Chúng ta cùng tìm hiểu về rác thải nhựa và tác hại của rác thải nhựa.
1. Khái niệm: Rác thải nhựa là gì?
Như chúng ta đã biết có rất nhiều loại rác trong sinh hoạt hàng ngày, nó được phân ra thành rất nhiều loại: rác thải điện tử, rác y tế, rác thải nhựa, rác thải thực thẩm,…
Rác thải nhựa: là rác thải không được phân hủy trong nhiều môi trường, gồm chai lọ, túi ni lông hay đồ chơi cũ
2. Tác hại của rác thải nhựa
+ Thời gian để phân hủy:Túi nhựa ít nhất là 100 năm; chai nhựa ít nhất là 200 năm. Thời gian để phân hủy hoàn toàn là 450 năm.
+ Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
Hiện nay có rất nhiều người đang hằng ngày đưa vào cơ thể những chất độc hại bằng việc sử dụng đồ nhựa.
Nhựa sẽ dễ dàng tan chảy trong khoảng nhiệt độ từ 70 – 800 độ C và hòa vào thực phẩm, đi vào cơ thể của bạn. Những chất độc đó tích lũy lâu ngày sẽ gây ra các bệnh vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, trong nhựa có chứa một chất độc hại là DOP. Chất độc này có thể gây ảnh hưởng giới tính ở các bé nào và gây vô sinh ở các bé gái.
+ Tác động tiêu cực đến môi trường
Sau khi bị vứt ra ngoài thiên nhiên, nhựa sẽ mất một khoảng thời gian cực kỳ lâu để tiêu hủy. Các sản phẩm từ nhựa sẽ tách dần ra thành các hạt nhỏ chứ không hề tiêu biến hết. Những hạt nhỏ ly ti đó có thể ngấm vào đất đi vào các mạch nước ngầm.Ngoài ra, nhựa còn lẫn vào nước, ngăn chặn khí oxy làm cho các sinh vật dưới nước không thể hô hấp được. Hoặc chúng có thể bị các sinh vật như cá nuốt vào và có rất nhiều khả năng con người sẽ ăn nhầm phải và nhiễm độc.
Chất thải nhựa rất khó xử lý, Bởi lẽ, chúng ta không thể vứt bừa bãi hay đốt nhựa. Việc đốt nhựa sẽ thải ra vô số những khí độc và tăng hiệu ứng nhà kính. vì chúng làm gia tăng khí thải nhà kính.
Việt Nam ta có hơn 10 triệu người thì chúng ta hằng ngày thải ra môi trường bao nhiêu rác thải nhựa? Cũng tương tự như thế, những vật dụng nhựa nhỏ bé như ống hút nhựa, sau mỗi lần uống nước bạn vứt đi, khi thống kê lại sẽ là một con số khổng lồ bạn không thế tin được. Và còn rất nhiều những loại rác thải nhựa khác đang đe dọa môi trường sống chúng ta từng phút từng giây.
3. Cách khắc phục:
Quản lý rác thải nhựa: quy hoạch quản lý, đầutư xây dựng cơ sở quản lý rác thải nhựa, thu gom, lưu giữ, vận chuyểngiảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, thiêu hủy và xử lý rác thải nhựa nhằmngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏecon người.
- Thu gom, phân loại rác.
- Thiêu hủy tại các nhà máy xử lý rác
- Tái chế sử dụng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ