1.Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ xúm xít bên cô.
- Cô phụ giới thiệu tiết mục ảo thuật.
- Cô biểu diễn ảo thuật bong bóng cho trẻ xem
+ Các con vừa được xem màn biểu diễn gì?
+ Các con thấy màn biểu diễn đó có hay không?
+ Các con có muốn tạo được những quả bong bóng xà phòng đẹp như thế không? Vậy hôm nay cô Thảo sẽ hướng dẫn các con tạo ra những quả bong bóng tuyệt đẹp như vậy nhé.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Phần 1: Cách pha chế dung dịch bong bóng xà phòng
- Cho trẻ cất ghế về đội hình ba hàng ngang xem video clip cách pha chế dung dịch tạo bong bóng.
- Cô đàm thoại với trẻ về dụng cụ, nguyên liệu, cách pha:
+ Các con vừa được xem cô hướng dẫn gì?
+ Cô đã dùng những dụng cụ gì để pha dung dịch tạo ra bong bóng xà phòng?
+ Cô đã sử dụng nguyên liệu gì?
+ Cô đã pha như thế nào?
- Các con nhẹ nhàng đi lấy khay về đội hình chữ U để cô cháu mình cùng pha chế dung dịch nhé
+ Con pha dung dịch bằng nguyên liệu gì?
+ Con làm như thế nào?
+ Ai đã dùng nguyên liệu để pha giống bạn nào?
+ Có bạn nào có cách pha khác không?
(Với hai nguyên liệu còn lại cô đặt câu hỏi như trên)
- Cô cũng đã pha được dung dịch để tạo bong bóng xà phòng giống các con đây này. Bây giờ các con hãy dùng ống hút để thổi xem như thế nào nhé?
+ Các con thấy những quả bong bóng xà phòng đó như thế nào? (tròn, đẹp…)
- Con có biết vì sao bong bóng xà phòng có nhiều sắc màu không?
- Đó là do hiện tượng tán sắc khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào đấy.
-Trong khay của các con cô đã chuẩn bị rất nhiều các loại khuôn hình khác nhau.
+ Con có khuôn hình gì? Màu gì?
- Cho trẻ sử dụng các khuôn hình khác nhau để tạo bong bóng bằng cách nhúng khuôn vào dung dịch và vẩy.
+ Bong bóng của các con có hình dạng như thế nào? (tròn)
- Các con ạ! Tuy các khuôn nhúng có hình dạng khác nhau nhưng sau khi thổi lên thì đều tạo ra những quả bong bóng tròn đó là do sức căng của bề mặt giọt nước.
+ Các con có biết làm cách nào để cho những quả bóng đó dai hơn, lâu vỡ hơn không? (bột ngô, nước lá dâm bụt, đường)
- Cô có một cách làm cho những quả bóng đó dai hơn đấy.
+ Cô có gì đây?
- Cô cho thêm hồ vào dung dịch vừa pha
+ Sau đó cô làm gì? (Khuấy đều lên).
- Cô nhúng khuôn và tạo bong bóng cho trẻ xem.
- Cô cho trẻ pha hồ vào dung dịch, sau đó tạo bóng, chơi tâng bóng.
+ Những quả bong bóng xà phòng bây giờ như thế nào?
+ Theo con màng của bong bóng dầy hay mỏng? (mỏng, dễ vỡ)
+ Như vậy hồ dán có tác dụng gì?
+ Các con thấy quả bong bóng dai hơn không và lâu vỡ hơn không?
- Các con ạ! Khi chúng ta cho thêm hồ dán vào dung dịch, sẽ giúp dung dịch tăng thêm sự kết dính tạo cho bong bóng xà phòng có một lớp màng dai hơn, bong bóng sẽ lâu vỡ hơn.
* Mở rộng:
+ Các con nhìn thấy bong bóng ở đâu trong cuộc sống? (rửa tay bằng xà phòng, tắm, gội đầu, rửa bát) …
+ Hiện tượng tự nhiên nào cũng xuất hiện bong bóng? (Sóng biển tung bọt, nước chảy từ trên cao xuống, nước mưa rơi xuống mặt ao)
- Các con ạ bong bóng xà phòng còn có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như trong biểu diễn ảo thuật các con vừa xem, trong nghệ thuật nhiếp ảnh, hay trong hội họa. Bây giờ cô mời các con cùng xem một đoạn video clip làm tranh từ bong bóng xà phòng nhé. (Cô mở video ứng dụng của bong bóng xà phòng về tranh).
* Phần 2: Tạo tranh từ bong bóng xà phòng
+ Các con có muốn dùng những quả bong bóng xà phòng để tạo ra những bức tranh không?
- Cô mời các con hãy về 3 nhóm để chúng mình cùng tạo tranh nhé. (Bật nhạc nhẹ)
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm.
+ Các con vừa được làm gì? Đây là bức tranh của ai? Con đã làm như nào?
* GD: Nguyên liệu chính tạo ra bong bóng là nước rửa bát, xà phòng giặt, sữa tắm trong đó có chứa một số hóa chất. Nếu dùng nhiều, rửa không sạch sẽ có hại. Vì vậy các con hạn chế tiếp xúc bằng tay và tránh không để bắn vào mắt nhé.
3. Kết thúc:
- Động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ.
- Có một bài hát rất hay. Đó là bài hát: “Bong bóng xà phòng” - Cô cháu mình cùng hát tặng các cô, các bác nhé.
- Cô cho trẻ đi rửa tay, vệ sinh và chuyển hoạt động.
|