1.Ổn định tổ chức:
Chào mừng các bé yêu về tham dự chương trình “Bé vui học chữ”. Xin giới thiệu : Đội Hoa Hồng, Hoa Mai, Hoa Ly.
Chương trình gồm 3 phần:
Phần 1: Vui cùng xúc xắc
Phần 2: Bé vui học chữ
Phần 3: Bé trổ tài:
Sau đây chương trình sẽ bắt đầu với
Phần 1: Vui cùng xúc xắc
+ Cách chơi: Để chơi được trò chơi này thì phải cần đến sự phối hợp và chung sức của các thành viên trong 3 đội. Cô Trang sẽ tung quân xúc xắc lên và bắt quân xúc xắc bằng 2 tay. Trên mặt xúc xắc có các chữ cái, khi mặt xúc xắc ngửa lên chữ cái gì thì 3 đội xếp hình thật nhanh chữ đó.
+ Luật chơi: Thời gian là một hồi trống. Khi tiếng trống dừng lại các đội phải xếp xong chữ cái đó. Và nếu xúc xắc tung vào chữ cái đã xuất hiện thì sẽ tung một lượt khác.
Cô cho trẻ chơi xếp chữ h, k, l.
Vừa rồi các con chơi trò chơi gì. Các con đã xếp những chữ gì?
Các con đã xếp những chữ h, k, l rất giỏi khen các con một tràng pháo tay.
Mùa xuân đến trăm hoa khoe sắc. Mỗi loài hoa có màu sắc, ý nghĩa riêng khác nhau nhưng tất cả đều tô điểm cho cuộc sống thêm đẹp. Mời các đội cùng hát vang bài hát “Hoa lá mùa xuân” lấy đồ dùng về chỗ ngồi.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Phần 2: “Bé vui học chữ”
Các con cùng hướng lên màn xem cô có chữ gì đây? Bạn nào biết chữ này? Vì sao con biết?
Cô giới thiệu chữ l.
Cô cho trẻ lấy chữ cái l trong bông hoa và cùng đọc to tên chữ cái.
Cô phát âm mẫu chữ l
Cô phát âm mẫu 3 lần: Khi phát âm chữ l miệng hơi hé, lưỡi cong, hơi bật nhẹ phát âm “lờ”
- Cho cả lớp, tổ, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái phát âm. Cho cả lớp đọc nối tiếp nhau. Các con hãy giơ chữ l của mình lên và đọc to.
+ Cô mời 1 bạn nhận xét về cách phát âm chữ l của cô nào?
+ Bạn nào có nhận xét gì về chữ l?
+ Cô phân tích: Chữ l có 1 nét thẳng.
+ Các con có thể tạo hình chữ l bằng các bộ phận trên cơ thể như thế nào? (để thẳng cánh tay, đứng thẳng người, giơ 1 ngón tay…)
- Cho cả lớp đứng lên tạo hình chữ l in thường.
Chữ l có các kiểu chữ khác nhau.
Cô Trà có một câu đố dành cho lớp mình. Trước khi nghe câu đố, cô mời chúng mình cất chữ cái l đi nào. Chúng mình cùng xúm xít với cô và nghe câu đố nhé:
“Hoa gì tên một dòng sông, Màu trắng, vàng, đỏ, màu nhung thẹn thùng - Là hoa gì”
- Hoa hồng.
- À, để biết được đáp án thì chúng mình cũng xem cô Trang mang đến đáp án gì cho chúng mình nhé. (Cô Trang dùng ảo thuật biến ra bông hoa hồng thật trên tay và dơ lên cho các đội cùng quan sát
Trên màn hình cô có từ “Hoa hồng”.
- Cho cả lớp đọc to từ “Hoa hồng”
Bây giờ cô xin mời một bạn lên tìm cho cô hai chữ cái giống nhau đã học trong từ “Hoa hồng”. (Cô dùng ảo thuật biến mất bông hoa hồng trên tay, làm động tác biến hoa vào màn hình, và cùng lúc cho bông hoa xuất hiện trên màn hình máy chiếu kèm dòng chữ Hoa hồng ở dưới, trẻ sẽ lên cầm que chỉ, chỉ vào chữ cái).
Trong từ “Hoa hồng” có 2 chữ cái giống nhau là chữ h. Cô giới thiệu chữ cái mới n .
Ai biết đây là chữ cái gì? Đây là chữ n.
Cô phát âm mẫu 3 lần. Các con quay vào nhau và phát âm chữ “nờ”.
Ai có nhận xét gì về cách phát âm chữ n?
- Cô chốt : Khi phát âm chữ “n” chú ý để lưỡi thẳng, đầu lưỡi chạm lên hàm răng trên miệng hơi bật nhẹ phát âm “nờ”. Khi phát âm các con chú ý phát âm to, rõ ràng.
- Cô cho trẻ phát âm: Cả lớp 2 - 3 lần, bạn trai, bạn gái, cá nhân 4 - 5 trẻ.
- Các con hãy tìm chữ n trong bông hoa của mình giơ lên đọc to.
- Ai có nhận xét gì về chữ n?
+ Cô phân tích: Chữ n gồm một nét thẳng và một nét móc xuôi bên phải nét thẳng.(cô nói đến nét nào thì nét đó hiện ra và cho chạy sang bên trái hoặc phải màn hình và cô sẽ lấy nét ra, cho trẻ nhắc lại tên nét và ghép 2 nét tạo thành chữ n cho trẻ nhìn, sau đó trả nét về màn hình từ bên phải đi vào)
Chữ n có các kiểu viết khác nhau, thấy ở đâu.
- Cho trẻ tìm chữ n ở các xung quanh lớp.
Cô mời các con cất chữ cái n cho cô nào
Chữ m
- Từ chữ n, cô thêm một nét móc xuôi bên phải chữ n. Đố các con được chữ gì?
Cô giới thiệu chữ m.
Cô mời các con lấy thẻ chữ m và giơ lên đọc to tên chữ cái với cô nào.
Cô phát âm mẫu 3 lần: Khi phát âm chữ m các con khép hai môi lại và mở miệng, hơi bật nhẹ phát âm “mờ”.
- Cho cả lớp, tổ, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái phát âm, cá nhân.
- Các con hãy tìm chữ m trong bông hoa của mình giơ lên phát âm.
+ Chữ m có đặc điểm gì?
+ Cô phân tích: Chữ m gồm 1 nét thẳng, và 2 nét móc xuôi ở bên phải nét thẳng.
Chữ m có các kiểu viết khác nhau, thấy ở đâu?
(Cô giới thiệu chữ l, m, n in hoa, viết hoa, viết thường, in thường và khẳng định tuy cách viết khác nhau nhưng đều đọc là l, m, n)
- Các con lấy hai chữ l, m, n và so sánh chữ l, m, n.
+ Giống nhau đều có nét thẳng.
+ Khác nhau: Chữ n có nét móc xuôi, chữ l không có nét móc xuôi, chữ m có 2 nét móc xuôi. Và 2 chữ có cách phát âm khác nhau. Chữ l thì phát âm “lờ”, chữ “n” phát âm “nờ” và chữ m phát âm “mờ”.
*Luyện tập:
Mỗi đội tham gia ngày hôm nay đều mang tên 1 loài hoa và các con cùng quan sát trên mỗi bông hoa của các đội đểu có tên bông hoa và có chứa chữ cái chúng mình vừa học. Vây cô mời các con lấy thẻ chữ cái có trong tên của đội mình và gắn ra bên ngoài nào. Hoa mai, Hoa hồng, Hoa ly có chứa chữ cái gì các con vừa học?
- Cô cho trẻ đọc bài “ Vè loài hoa” và cất hoa đồ dùng.
Phần 3: Bé trổ tài:
Ở phần “Bé trổ tài” các bạn sẽ được thể hiện tài năng của mình qua những trò chơi với chữ cái.
* Trò chơi 1 : “Chung Sức”
- Cách chơi: Các con sẽ về 3 đội và đứng thành hàng dọc, đội trưởng sẽ lên bốc quy luật sắp xếp chữ cái của đội mình. Và nhiệm vụ của các thành viên trong đội sẽ lên lấy chữ và lần lượt sắp xếp theo đúng quy tắc của đội mình.
- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Mỗi một lượt chỉ được lấy 1 chữ cái, thành viên tiếp theo sẽ phải lên tìm đúng chữ cái để tiếp tục quy tắc. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Khi bản nhạc kết thúc đội nào sắp xếp quy tắc của đội mình đúng và dài nhất sẽ là đội dành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và tổng hợp kết quả sau khi chơi trên bảng.
* Trò chơi 2: “Đội nào giỏi hơn”
+ Cách chơi: Các con về 3 đội chơi của mình. Ngồi thành hình vòng cung.
- Trên màn hình là các ô số từ 1-> 6. Tương ứng với mỗi ô số là 1 câu hỏi. Mỗi đội sẽ chọn 1 ô số bất kỳ, ứng với mỗi ô số là hình ảnh về 1 loại hoa, phía dưới sẽ có từ gắn với hình ảnh và khi đồng hồ đếm ngược có tiếng chuông reo các đội phải nhanh tay tìm và giơ đúng đáp án chữ còn thiếu trong từ đó. Đội nào trả lời đúng sẽ được tặng 1 ngôi sao may mắn. Đội nào giành được nhiều ngôi sao nhất đội đó thắng cuộc.
+ Luật chơi: Khi nghe tiếng chuông các đội phải giơ nhanh đáp án và chỉ được giơ 1 lần không được đổi đáp án, đồng hồ đếm ngược đến số 0 thì các đội mới được giơ đáp án.
Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát, nhận xét kết quả chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát, nhận xét kết quả chơi trên màn hình máy chiếu.
3. Kết thúc: Trẻ hát bài hát “ Ngày xuân long phụng sum vầy” .
|